Chuyên mục khác
Phanh đĩa xe máy và những điều có thể bạn chưa biết
Phần lớn các dòng xe máy hiện nay đều được trang bị phanh đĩa Không chỉ mang đến những tiện ích khi sử dụng mà phanh đĩa còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho phương tiện. Là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên xe nhưng phanh đĩa vẫn chưa được quan tâm và bảo dưỡng dẫn đến hệ thống này gặp những hư hỏng không đáng có. Hoàng Việt Motors sẽ cùng bàn tìm hiểu những vấn đề xoay quanh bộ phận phanh đĩa này ngay bài viết dưới đây.
Mục Lục
I. Cấu tạo phanh đĩa
- Đĩa phanh
Bộ phận đĩa phanh được gắn trực tiếp lên cụm may-ơ bánh xe và xẻ rãnh hoặc đục lỗ để gia tăng tản nhiệt. Qua đó, làm giảm thiểu khả năng mài mòn của đĩa phanh và có độ bền lâu hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành xe, đĩa phanh sẽ bị xước nếu má phanh đã quá mòn hoặc không đạt chuẩn.
Ngoài ra, đĩa phanh có thể bị nứt vỡ, cong vênh khi chịu một lực lớn như: va chạm mạnh, tai nạn…
- Má phanh
Má phanh đĩa xe máy là một khối hộp thống nhất, được cấu tạo bởi một tấm đệm bằng thép với một bề mặt phủ vật liệu ma sát. Bề mặt má phanh được xẻ rãnh nhằm thoát bụi, giảm nhiệt trong quá trình vận hành.
- Piѕton
Phanh đĩa xe máy sử dụng piston để tạo lực đẩy cho má phanh. Bên cạnh đó, tay phanh và bàn đạp phanh được kết nối với piston nhằm đẩy dầu phanh đến heo dầu xe máy thông qua bình chứa.
- Kẹp phanh piston đôi
Kẹp phanh piston chia làm hai nửa và được bắt vít với nhau. Khi người dùng bóp phanh, piston của bộ kẹp sẽ tác động lên má phanh, từ đó kẹp chặt rô-tơ phanh để điều chỉnh tốc độ.
- Phanh chu vi
Hiện nay, một số nhà sản xuất xe đã áp dụng phanh đĩa gắn trên vành xe (phanh chu vi) với mục đích là làm giảm trọng lượng trong hệ thống phanh bánh xe. Chủ phương tiện có thể tìm thấy phanh chu vi trên các loại xe máy sử dụng bánh xe có dây kéo tùy chỉnh.
II. Nguyên lý hoạt động
Khi người lái đạp vào bàn đạp phanh, áp suất dầu trong đường ống dầu và xi lanh của bánh xe tăng lên, đẩy piston và má phanh ép vào đĩa phanh. Lực ma sát giữa má phanh, đĩa phanh và moay-ơ làm bánh xe giảm tốc độ dần và dừng lại theo yêu cầu của người lái.
III. Công dụng của dầu thắng đĩa xe máy ?
Trong hệ thống phanh của đa số những dòng xe máy hiện nay, để truyền lực phanh từ tay lái xuống pít tông tại trục bánh xe nhằm sinh ra lực hãm phanh – dầu phanh, dầu thắng đĩa được sử dụng như là một dung dịch chứa trong một ống kín với cơ chế hoạt động bảo toàn, đảm bảo vừa truyền lực tốt, vừa không giảm khả năng sau thời gian sử dụng lâu dài.
Khác với các loại nhớt xe máy, có nhiệm vụ bôi trơn động cơ, dầu đĩa thắng đòi hỏi về khả năng truyền lực thông qua lực nén được tạo bởi cột dung dịch. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, dầu thắng đĩa sẽ bị hao mòn khiến không đủ cấp lực cần thiết để quá trình phanh đĩa được hoạt động ổn định, dẫn đến sự mất an toàn trong quá trình điều khiển xe máy tham gia giao thông của người dùng.
VI. Những vấn đề hay gặp phải khi sử dụng phanh đĩa
1. Bị mất lực phanh
- Nguyên nhân: Dễ bắt gặp nhất là bố thắng và đĩa phanh bị cháy khi quá nhiệt, lúc này chỉ cần dùng giấy nhám chà hết phần bị cháy trên đĩa và bố thắng đi sẽ hết. Ngoài ra, còn do cốt của heo phanh bị khô mỡ, lúc này chỉ có một mặt của bố thắng làm việc nên lực phanh bị giảm đi rất nhiều, nhiều trường hợp phanh còn bị bó cứng. Cuối cùng là do heo phanh bị chảy dầu.
- Cách xử lý:Để xử lý, chủ xe tháo heo phanh ra vệ sinh và bôi mỡ lại cho 2 cốt heo này. Với trường hợp bị chảy dầu thì cần phải đi thay 2 phốt cao su mới phía bên trong heo phanh.
2. Phanh đĩa xe máy bị bó
- Nguyên nhân: Piston bị rỗ do sử dụng trong thời gian dài hoặc phớt chắn bụi xuất hiện tình trạng giãn nở khiến phanh bị kẹt. Bên cạnh đó, trong quá trình di chuyển, nếu người lái rà phanh liên tục cũng là nguyên nhân làm phanh bị bó cứng.
- Cách xử lý: Trong trường hợp phanh đĩa xe máy bị bó, người lái có thể tiến hành làm sạch phần phớt chắn bụi. Nếu phanh đĩa sử dụng trong thời gian dài, chủ xe nên thay mới hệ thống piston, lò xo hồi vị hoặc thay má phanh chất lượng hơn.
3. Phanh bị kẹp vào đĩa phanh
- Nguyên nhân: Hết dầu phanh hoặc sử dụng dầu phanh quá hạn là nguyên nhân làm cho piston mất tác dụng và không đẩy vào được. Do đó, xảy ra tình trạng phanh bị kẹp vào đĩa phanh.
- Cách xử lý: Để xử lý tình trạng trên, chủ phương tiện cần thay mới dầu phanh. Đồng thời, chủ xe cần thay hết dầu phanh cũ ra khỏi khay trước khi đổ dầu mới vào để tránh dầu phanh mới và cũ lẫn trộn với nhau khiến phanh đĩa hoạt động kém hiệu quả.
4. Phanh có tiếng kêu to khi bóp
- Nguyên nhân: Má phanh bị mòn khiến đĩa phanh va chạm với phần khung của má phanh. Từ đó, gây ra tiếng kêu to hơn bình thường khi bóp phanh.
- Cách xử lý: Chủ xe cần thay má phanh mới để hạn chế tiếng ồn, tăng độ bám của xe với mặt đường trong quá trình di chuyển.
5. Phanh xuất hiện tiếng kêu
- Nguyên nhân: Âm thanh lạ phát ra ở phanh đĩa thường do má phanh bị mòn, bị chai khiến phần kim loại của má phanh cọ vào đĩa phanh. có thể do đất đá kẹt vào bố thắng, thường xuất hiện lúc chạy xe ngoài trời mưa.
- Cách xử lý: Người lái có thể dùng vòi nước xịt trực tiếp để làm trôi bùn đất, cát ra khỏi hệ thống phanh, sau đó tiến hành lau khô hoặc đặt xe ở nơi thoáng mát.
V. Bao lâu thì nên thay dầu thắng đĩa xe máy để đảm bảo an toàn ?
Thông thường sau khoảng 20.000km-25.000km vận hành, người dùng cần kiểm tra lại hệ thống dầu phanh hoặc đĩa phanh có dấu hoạt động với hiệu suất bị kém đi – bạn cũng nên kiểm trai dầu thắng đĩa có còn đủ hay không.
Nếu thấy dầu thắng đĩa có dấu hiệu bị vơi đi thì nên thay mới.
Khi bổ sung dầu thắng đĩa cho xe máy, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Cứ khoảng gần 2 năm hoặc chạy xe khoảng 20.000-25.000km bạn nên kiểm tra và thay dầu thắng đĩa xe máy một lần. Bởi trong quá trình sử dụng, mặc dù được bảo toàn nhưng dầu thắng đĩacó thể hút nước và biến dạng dầu phanh ngậm nước. Điều này là dẫn đến tình trạng sôi của dầu thắng đĩa, làm giảm khả năng truyền lực nén, do đó gây ra nguy hiểm trong một số trường hợp (mất phanh).
- Mỗi hệ thống phanh đĩa của xe đều được thiết kế để phù hợp với 1 loại dầu thắng đĩa, do đó việc thay dầu thắng đĩa khác (thậm chí là dầu thắng đĩa đó chất lượng tốt hơn, giá mắc tiền hơn) cũng là nguyên nhân gây ra nguy hiểm cho xe của bạn.
- Đừng bao giờ đổ trộn lẫn 2 loại dầu thắng đĩa khác nhau, bởi tính chất của mỗi loại dầu thắng đĩa là khác nhau, khi trộn lẫn sẽ làm tính chất đó thay đổi, thậm chí có thể gây ra những phản ứng, gây giảm chất lượng dầu phanh cũng như không tương thích với kết cấu hệ thống phanh trên xe máy của bạn.
- Khi dầu thắng đĩa có dấu hiệu vơi đi, không nên bổ sung thêm mà cần phải thay mới dầu thắng đĩa mới. Nên làm sạch két và hệ thống ống dẫn dầu đĩa thắng. Không nên tận dụng dầu thắng đĩa đã cũ vì nó có thể biến chất do ngậm nước trong quá trình sử dụng.
1.Các sàn thương mại điện tử của Head Hoàng Việt
Hiện nay, với xu hướng mua xe máy trên các trang thương mại điện tử vô cùng phổ biến. Do việc mua xe máy trên các trang TMĐT sẽ có ưu điểm sau đây:
- Dễ dàng so sánh giá cả với các dòng xe và các đại lý.
- Giá xe sẽ thấp hơn so với các cửa hàng.
- Hỗ trợ chính sách bảo hành đầy đủ
- Hỗ trợ trả góp 0% bằng thẻ tín dụng.
Các bạn có thể ghé các trang TMĐT chính thức của HEAD Hoàng Việt
2.Các đại lý Head Honda Hoàng Việt
Ngoài việc mua xe online trên các kênh thương mại điện tử, bạn có thể lựa chọn đến địa điểm trực tiếp để lựa chọn những mẫu xe phù hợp với nhu cầu của mình. Việc mua tại các cửa hàng đại lý sẽ có những lợi ích sau đây:
- Hướng dẫn các kỹ thuật lái xe an toàn đúng chuẩn và chuyên nghiệp.
- Bảo hành 03 năm hoặc 30.000km tùy theo điều kiện lái xe của bạn.
- 06 lần kiểm tra định kỳ miễn phí.
- Được tham gia đầy đủ các chương trình khuyến mãi của Honda và của HEAD.
- Chất lượng xe tương đương xe nhập khẩu.
- Được mua xe trả góp với mức lãi suất hấp dẫn.
- Được nhận các món quà từ đại lý như áo mưa, mũ bảo hiểm… hoặc nhiều hơn là voucher, thẻ dịch vụ sửa chữa…